Ngoc Anh Nguyen
Administrator
- Điểm
- 55
Kiến thức về vi sinh và enzyme rộng lớn như đại dương; trong khi đó, con người chưa thể nghiên cứu và tìm hiểu hết được. Eco-Enzyme là một chủ đề rất hay để khám phá, cũng là một trong những giải pháp tiềm năng cho các vấn đề môi trường nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Eco-Enzyme hiểu đơn giản là nuôi vi khuẩn bằng cách lên men rác thải hữu cơ (vỏ hoa quả) và đường.
Eco-Enzyme là chế phẩm sinh học được sản xuất từ các chất hữu cơ thải bỏ trong cuộc sống hàng ngày
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về eco-enzyme, mình rút ra một số kinh nghiệm “xương máu” sau nhiều lần thực hành ngâm ủ, lên men. Để mình “bật mí” cho bạn một số mẹo hay giúp lên men enzyme hiệu quả nhé!
1. MỞ NẮP KHUẤY HẰNG NGÀY
Lên men là quá trình nhân sinh khối vi khuẩn (hay nói cách khác là làm tăng số lượng vi khuẩn). Trong đó, đường glucose được sử dụng làm năng lượng đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của vi khuẩn. Vi khuẩn được chia ra làm 2 loại chính: hiếu khí (cần oxi hoặc ít oxi để sinh trưởng) và kỵ khí (chỉ hoạt động khi không có oxi).
Tại sao nên mở nắp khuấy dung dịch lên men hằng ngày?
Khi ngâm ủ enzyme (trong 20-30 ngày đầu tiên), bạn nên thường xuyên đưa oxi vào (mở nắp khuấy đều 1 lần/ngày) để vi sinh hiếu khí hoạt động. Với tốc độ phát triển nhanh hơn kị khí, vi sinh hiếu khí sẽ nhanh chóng sinh trưởng, lớn dần lên trong dung dịch lên men. Vi khuẩn hiếu khí sinh trưởng lớn mạnh sẽ không có chỗ cho vi khuẩn kị khí phát triển nữa.
Khi có lớp màng xuất hiện, con men nhìn giống con sứa (con men này còn gọi là SCOBY - tổ hợp vi khuẩn và nấm men) thì dung dịch đã thành công. SCOBY là sinh khối của quá trình lên men, là tập hợp các vi khuẩn đã được sinh sôi và đóng lại thành mảng.
Tại sao nên mở nắp khuấy dung dịch lên men hằng ngày?
Khi ngâm ủ enzyme (trong 20-30 ngày đầu tiên), bạn nên thường xuyên đưa oxi vào (mở nắp khuấy đều 1 lần/ngày) để vi sinh hiếu khí hoạt động. Với tốc độ phát triển nhanh hơn kị khí, vi sinh hiếu khí sẽ nhanh chóng sinh trưởng, lớn dần lên trong dung dịch lên men. Vi khuẩn hiếu khí sinh trưởng lớn mạnh sẽ không có chỗ cho vi khuẩn kị khí phát triển nữa.
Khi có lớp màng xuất hiện, con men nhìn giống con sứa (con men này còn gọi là SCOBY - tổ hợp vi khuẩn và nấm men) thì dung dịch đã thành công. SCOBY là sinh khối của quá trình lên men, là tập hợp các vi khuẩn đã được sinh sôi và đóng lại thành mảng.
Scoby hình thành sau một thời gian lên men
Vi khuẩn sản sinh ra enzyme
Sau một thời gian ngâm ủ, nếu nước ngâm trở nên trong thì vi khuẩn đã sử dụng và phân hủy hết đường glucose và các chất hữu cơ (vỏ thực vật, trái cây). Khoảng 45-60 ngày chúng ta có thể sử dụng được. Lúc này, nếu bạn soi dung dịch trong phòng thí nghiệm, bạn sẽ không thấy có vi khuẩn vì vi khuẩn đã chuyển sang trạng thái sản sinh ra enzyme.
Khi đã lên men thành công, bạn có thể pha loãng dung dịch uống. Dung dịch enzyme có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ đó!
Khi đã lên men thành công, bạn có thể pha loãng dung dịch uống. Dung dịch enzyme có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ đó!
2. KHÔNG NGÂM ĐẦY BÌNH
Quá trình ngâm ủ, lên men giải phóng nhiều khí CO2, nếu bạn ngâm đầy thì khi đậy kín bình sẽ căng phồng, dễ nứt bình thậm chí có thể bung mạnh nắp ra khi mở.
3. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC
- Rửa sạch rau củ quả, và đặc biệt không dùng đồ bị hư, thối khi lên men
- Sử dụng đường vàng, không dùng đường trắng
- Sử dụng nước sạch (nước giếng khoan càng tốt)
Nếu bạn cũng đang thử nghiệm muôi lớn vi khuẩn để tạo enzyme từ rác thải hữu cơ, cùng mình chia sẻ các kinh nghiệm “xương máu” dưới đây nhé
- Sử dụng đường vàng, không dùng đường trắng
- Sử dụng nước sạch (nước giếng khoan càng tốt)
Nếu bạn cũng đang thử nghiệm muôi lớn vi khuẩn để tạo enzyme từ rác thải hữu cơ, cùng mình chia sẻ các kinh nghiệm “xương máu” dưới đây nhé
Sưu tầm
Bài viết liên quan