Thừa vỏ chai, lọ nhựa - Xử lý thế nào? 3 cách xử lý vỏ chai, lọ thừa giúp bảo vệ môi trường

Ngoc Anh Nguyen
Ngoc Anh Nguyen
Phản hồi: 0Lượt xem: 186

Ngoc Anh Nguyen

Administrator
Điểm
55
Ngày nay, khi nhu cầu mua sắm ngày càng tăng cao, lượng rác thải nhựa cũng tăng lên đáng kể. Trong khi đó, rác thải nhựa mất rất nhiều thời gian, thậm chí là hàng trăm năm để phân huỷ. Các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, chất tẩy rửa,...đều được phân phối chủ yếu bằng chai, lọ hay hộp nhựa và gần như chỉ được sử dụng 1 lần. Những chai, lọ hay hộp nhựa đó là một trong những nguồn ô nhiễm chính đối với đất, nước và cả không khí khi chúng được thải ra ngoài môi trường. Do nhu cầu sinh hoạt, chúng ta đã vô tình tích trữ không ít chai, lọ nhựa qua thời gian và chỉ sau 1 lần sử dụng, những vật dụng đó trở thành rác thải.

Nếu bạn là một người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu chai, lọ, vỏ hộp nhựa và “đau đầu” khi phải nghĩ cách xử lý lượng rác thải lựa khổng lồ từ thói quen sinh hoạt, mua sắm, bài viết dưới đây sẽ mang đến những giải pháp đơn giản và hiệu quả cho vấn đề này!

1. Sử dụng chai lọ bằng thủy tinh, inox thay cho chai lọ nhựa sử dụng 1 lần​

Nhiều người thường có thói quen mua nước đóng chai, mua cà phê, trà sữa,… sử dụng cốc nhựa một lần tại các hàng quán, siêu thị hay cửa hàng. Điều này đã khiến cho lượng rác thải nhựa xả ra môi trường rất khó kiểm soát. Để giảm thiểu những tác hại do lượng rác thải nhựa này gây ra, chúng ta nên tạo thói quen sử dụng chai lọ bằng thuỷ tinh hoặc inox thay thế cho chai lọ nhựa 1 lần.

2. Phân loại rác thải​

Phân loại rác thải trước khi đem vứt cũng góp phần quan trọng trong việc làm giảm lượng rác thải ra môi trường. Phương pháp này không chỉ giúp việc phân hủy rác nhanh chóng hơn, mang lại lượng lớn sản phẩm tái chế, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm được chi phí thu gom và xử lý rác thải.

Phân loại rác thế nào (1).png

Gợi ý 4 cách phân loại rác thải. Nguồn: news.cgtn.com

Rác thải sinh hoạt có thể được phân loại thành 4 loại chính:
Rác hữu cơ: là các loại rác sinh học, có nguồn gốc từ tự nhiên và cũng dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Rác hữu cơ có thể bao gồm thức ăn thừa; rau củ quả đã bị hư, thối; các loại bã chè, bã cafe, bã mía; giấy, sợi từ nhà máy giấy; phế thải từ những làng nghề được chế biến tinh bột; tất cả các phế thải từ nông nghiệp, phế thải sinh hoạt…
Rác tái chế: là loại rác thải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn khả năng tái chế như: Các loại chai, lọ thủy tinh, thùng chứa được làm từ nhựa; các loại nhựa, bao bì nhựa mềm; hộp giấy, giấy viết, giấy in, bìa carton; Báo, tạp chí, sách vở, bảng biến; Nồi, chảo, xoong làm bằng kim loại đã hỏng; Tất cả phế liệu sắt thép, nhôm, inox, bình phun…
Rác nguy hại: là các loại rác thải có chứa các loại hợp chất hoặc chất có các đặc tính gây nguy hại trực tiếp chẳng hạn như dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, gây ăn mòn, hay một số đặc tính khác. Hoặc chất đó khi tương tác với một chất khác sẽ gây ra nguy hại đến sức khỏe của con người và ảnh hưởng đến môi trường.
Rác thải sinh hoạt khác: là những loại rác không thể sử dụng cũng như không thể tái chế lại được. Việc duy nhất chúng ta có thể làm với chúng chính là mang ra các khu chôn lấp rác thải để chôn lấp.

3. Mua hàng bằng hình thức refill​

Đối với một số sản phẩm như dung dịch tẩy rửa, giặt giũ, chúng ta khó có thể tránh khỏi việc sử dụng các chai, lọ bằng nhựa làm bình chứa. Do đó, sau mỗi lần đi mua hàng tại cửa hàng hay siêu thị, chúng ta lại tích trữ thêm một lượng chai, lọ nhựa. Không chỉ vậy, vòng đời sử dụng của những chai, lọ này rất ngắn bởi ngay sau khi chúng ta sử dụng hết các dung dịch, chất tẩy rửa bên trong, chúng sẽ trở thành rác thải. Trải qua thời gian dài, lượng rác thải nhựa này là không hề nhỏ và chúng chắc chắn là một trong những nhân tố có ảnh hưởng không tốt đối với môi trường.

Để giảm thiểu việc mua và sử dụng chai, lọ nhựa, nhiều công ty sản xuất như Procter & Gamble (P&G), Unilever đã áp dụng hình thức refill (tái làm đầy) cho các sản phẩm của mình. Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh refill đã được một số thương hiệu như Cocoon, Guardian Việt Nam sử dụng nhưng nhìn chung, mô hình này còn chưa được phổ biến đối với người dân Việt Nam.

FUWA Biotech với thương hiệu Fuwa3e là một trong những công ty có mạng lưới refill dung dịch tẩy rửa rộng nhất tại Việt Nam với hơn 1000 trạm refill trên toàn quốc. Thông qua mô hình kinh doanh này, Fuwa3e đã góp phần giảm thiểu được hơn 100.000 chai nhựa thải ra môi trường.

448349114_895155989293175_6518834837348389252_n.jpg

Trạm refill Fuwa3e

Nếu bạn là một người tiêu dùng luôn tìm kiếm các giải pháp bảo vệ môi trường trong từng hoạt động mua sắm hằng ngày, đừng ngại ghé các trạm refill của Fuwa3e gần nơi sinh sống để góp phần lan toả hành động tiêu dùng xanh - bảo vệ môi trường nhé!
Tác giả: Ngọc Anh
Nguồn tham khảo: dangcongsan.vn, greenpeace.org.uk
 
Chia sẻ
Sửa lần cuối:
Top Bottom